CỬA THÉP VÂN GỖ – CẤU TẠO CHI TIẾT
Hiện nay, cửa thép vân gỗ được nhiều khách hàng lựa chọn cho công trình của mình. Trong kiến trúc nhà ở, với những ưu điểm vượt trội, cửa thép vân gỗ không chỉ được dùng làm cửa đi chính mà còn được lắp đặt làm cửa sổ, cửa thông phòng,…
Trước sự “xâm chiếm” mạnh mẽ của dòng cửa này trên thị trường, trong bài viết dưới đây, SaiGonDoor giới thiệu đến quý khách hàng cấu tạo, cũng như ưu, nhược điểm của dòng cửa thép vân gỗ này. Từ đó giúp khách hàng có thể cân nhắc có nên lắp loại cửa này cho căn nhà của mình hay không? Hãy cùng khám phá nhé!
Cửa thép vân gỗ là gì?
Cửa thép vân gỗ là dòng cửa thép được sơn một lớp vân gỗ bên ngoài. Lớp sơn vân gỗ được sơn lên cửa bằng công nghệ sơn tĩnh điện in vân gỗ, nhờ đó tạo nên một bộ cửa không khác gì cửa gỗ tự nhiên
Trên thực tế, đây là một loại cửa cửa sắt giả gỗ cao cấp. Bởi muốn tạo ra một bộ cửa hoàn chỉnh, đơn vị sản xuất phải thực hiện rất nhiều công đoạn, đòi hỏi độ chính xác về kỹ thuật cao
Cửa thép vân gỗ được sản xuất từ 2 chất liệu chủ yếu: 2 mặt cánh là 2 tấm thép mạ điện, khung và lõi cửa thép bằng giấy tổ ong Honey – Comb paper hoặc Magie Oxit
Trong khi đó, khung cửa được làm bằng thép tấm mạ điện, độ dày 1.2-1.4 mm
Loại cửa này đòi hỏi phải được sản xuất trên một dây chuyền thiết bị hiện đại, đảm bảo đầy đủ các quy chuẩn về kỹ thuật. Chỉ có như thế mới cho ra được những sản phẩm cửa an toàn như cửa thép mà màu sắc và kiểu dáng đẹp như cửa gỗ tự nhiên
Thông thường, để sản xuất ra một bộ cửa thép vân gỗ hoàn chỉnh và đảm bảo chất lượng, cần tới 11 khâu, gồm:
- Chuẩn bị sản xuất
- Xuất vật tư
- Cắt
- Đột
- Chấn
- Phốt phát
- Hàn ghép
- Mài
- Sơn sấy
- Lắp phụ kiện
- Nhập kho
Ở mỗi khâu đều có sự kiểm tra kỹ lưỡng, nếu đạt yêu cầu mới chuyển sang khâu kế tiếp. Trong trường hợp chưa đạt, bắt buộc phải làm lại cho đến khi đạt mới tiếp tục bước tiếp theo
Cấu tạo của cửa thép vân gỗ
Cửa thép vân gỗ thực chất là một loại cửa chống cháy. Do đó, dòng cửa này có cấu tạo tương tự như các dòng cửa chống cháy khác. Cụ thể, dòng cửa này được tạo thành bởi 3 phần chính: Cánh cửa, khung cửa và phụ kiện cửa
Cấu tạo cánh cửa
Cánh cửa sẽ dày vào khoảng 50mm, được cấu tạo làm 3 lớp, 2 lớp ngoài là thép tấm được mạ điện kỹ lưỡng nhằm chống han gỉ, bong tróc, trầy xước trong quá trình sử dụng và vận chuyển. Độ dày thép tạo ra cánh là 0.8mm cho đến 1.0mm. Lớp ở chính giữa của cửa chính là hệ thống xương chịu lực Honey – Comb paper có nhiệm vụ cách âm, cách nhiệt và gia tăng độ vững chắc cho cánh cửa đặc biệt tốt
Ngoài ra, để bắt mắt cũng như tôn nên nét hiện đại cho cả ngôi nhà thì đa phần phía nhà sản xuất sẽ thực hiện sơn tạo vân gỗ bằng công nghệ sơn tĩnh điện trên dây chuyền tự động hóa, sau đó tiến hành sơn phủ lên bề mặt giúp cho chiếc cửa thép vân gỗ trở nên bóng loáng và bền màu, sống động giống y hệt như cửa gỗ thật
Vật liệu bên trong cánh cửa thép vân gỗ thường là lõi giấy tổ ong hoặc Magie Oxit. Tuy nhiên, cấu tạo cánh và khung cửa 2 loại này có sự khác nhau về độ dày thép tấm làm cánh/làm khung, vật liệu lõi cũng như tổng độ dày cánh cửa
Cấu tạo khung cửa
Khung cửa hay còn gọi là khuôn cửa thép vân gỗ được sản xuất từ thép mạ điện có độ dày từ 1.2 – 1.4 mm, được gia cố để làm tăng độ cứng, độ vững chắc cho khung. Thông thường, khung cửa sẽ được sản xuất gắn liền với cánh để đảm bảo các yếu tố kỹ thuật, thẩm mỹ
Khung cửa thép vân gỗ tiêu chuẩn là loại khuôn đơn 130mm (cho tường đơn). Tùy theo mỗi công trình, khung cửa sẽ được sản xuất theo kích thước tường thực tế của khách hàng
Đi kèm khung là phào cửa thép. Phào cửa thép chỉ làm được 1 mặt. Phào được gắn liền trực tiếp với khung, lắp vào phần tường nhà, giúp cho vùng diện tích chuyển giữa tường và cửa trở nên đẹp mắt
Có 2 loại phào là phào cùng hướng mở và phào ngược hướng mở cửa. Phào luôn được lựa chọn làm ở mặt tiếp xúc và thu hút nhiều người như mặt tiền, mặt hướng ra ban công…
Phụ kiện cửa
Bên cạnh 2 bộ phận chính, một cánh cửa thép vân gỗ hoàn chỉnh không thể thiếu các phụ kiện đi kèm với cửa. Không giống các loại cửa khác, cửa thép vân gỗ yêu cầu các loại phụ kiện đặc biệt, gồm
Pano cửa: Pano cửa được gia công trên máng ép thủy lực 3000 tấn tạo trang trí cho cửa và tạo vân cứng cho cửa. Mr.Door hiện có pano có nhiều kiểu dáng, từ cổ điển đến hiện đại để người dùng chọn lựa.
Bản lề cửa: Bên cạnh pano, bản lề cũng là một trong các phụ kiện cửa thép vân gỗ không thể thiếu để tạo nên bộ cửa hoàn chỉnh. Loại bản lề được sử dụng cho cửa thép vân gỗ là loại bản lề lá 4 vòng bi đỡ,được làm từ inox 304, loại inox cao cấp. Chúng sẽ giúp cho bề mặt luôn sáng bóng, không bị han gỉ. Bên cạnh đó còn giúp cửa đóng mở nhẹ nhàng, mang đến sự tiện nghi khi sử dụng
Gioăng cao su: Hệ thống gioăng cao su được sản xuất theo công nghệ gioăng ô tô giúp cửa vận hành êm ái. Chúng giúp ngăn khói, ngăn mùi và cách nhiệt với hiệu quả rất tốt
Chốt âm: Dùng cho cửa 2 cánh, 4 cánh…
Khóa: Các loại cửa thép giả gỗ 1 cánh, 2 cánh hay 4 cánh đều có thể dùng được nhiều loại khóa như khóa cơ hay khóa thông minh (khóa vân tay, khóa thẻ từ…)
Bên cạnh đó, tùy vào mặt bằng thi công thực tế và mong muốn của gia chủ mà cửa thép vân gỗ có thể lắp thêm một số phụ kiện như: Doorsill inox (ngăn khói, ngăn hắt nước mưa), mắt thần (để đứng từ trong nhà quan sát ra ngoài), tay co (giúp đóng cửa tự động) hoặc tay kéo (thay thế cho khóa)
Ưu, nhược điểm của cửa thép vân gỗ
Cửa thép vân gỗ ứng dụng dây chuyền sản xuất hiện đại, do đó, dòng cửa này sở hữu nhiều ưu điểm nổi trội hơn hẳn dòng cửa gỗ thông thường. Tuy nhiên, khi sử dụng cửa thép vân gỗ, gia chủ cũng phải đối mặt với một số nhược điểm nhất định. Hãy theo dõi tiếp bài viết để tìm hiểu về những ưu, nhược điểm của dòng cửa này nhé
Ưu điểm
Một số ưu điểm nổi bật của dòng cửa thép vân gỗ như sau:
An toàn tuyệt đối: Cửa thép vân gỗ là loại cửa có tính an toàn cao nhất trong các dòng cửa hiện nay. Loại cửa này đảm bảo an toàn tuyệt đối về mặt chống trộm, chống cắt phá, độ chắc chắn hàng đầu, vật liệu bền với thời gian, Bên cạnh đó, cửa thép vân gỗ hoàn toàn an toàn khi xảy ra cháy nổ, do dòng cửa này có khả năng ngăn ngọn lửa lan nhanh và đồng thời, nó còn có khả năng chống cháy tuyệt vời. Chính vì vậy, các loại cửa chống cháy hiện nay đều được làm từ thép sơn tĩnh điện.
Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt: Các loại cửa gỗ tự nhiên, cửa gỗ công nghiệp hay cửa nhôm kính hộp dù được sản xuất với tiêu chuẩn cao nhất nhưng cũng chỉ tương đương với cửa thép vân gỗ về mặt cách âm và cách nhiệt. Nguyên nhân là do cửa thép vân gỗ có độ kín khít cao, cánh cửa với 2 mặt thép là vật liệu cách âm và giấy tổ ong là vật liệu tiêu âm cực tốt.
Tính thẩm mỹ cao: Nhờ ứng dụng công nghệ dập huỳnh hiện đại và công nghệ sơn tĩnh điện cao cấp, cửa thép vân gỗ sở hữu ngoại hình đẹp xuất sắc. Ngay cả đối với những khách hàng yêu thích dòng cửa gỗ tự nhiên cũng bị thuyết phục bởi màu sắc cũng như thiết kế của cửa thép vân gỗ. Dòng cửa này khi kết hợp với kính có thể khắc phục được nhược điểm lấy sáng, và làm tăng thêm sự sang trọng của cửa thép vân gỗ.
Giá thành hợp lý: Khi so sánh cửa thép vân gỗ với dòng cửa gỗ tự nhiên, giá cả của cửa thép vân gỗ rẻ hơn rất nhiều. Ngoài ra, giá phụ kiện của cửa thép vân gỗ cũng thấp hơn giá phụ kiện của cửa nhôm kính cao cấp mà chất lượng vẫn tương đương.
Tính ổn định: Cửa thép vân gỗ có tính ổn định cao, không bị cong vênh, mối mọt theo thời gian như cửa gỗ tự nhiên. Đồng thời, dòng cửa này cũng không phải bảo trì, duy tu, thay kính như cửa nhôm kính, phụ kiện cũng có độ chắc chắn và ít phải sửa chữa, thay thế. Cửa thép vân gỗ được nhiều khách hàng lựa chọn bởi tính ổn định cao, không lo sửa chữa, chỉnh sửa, duy tu
Góp phần bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu: Việc sản xuất thép cũng phần nào gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, khi sử dụng cửa thép, bạn đã góp phần ngăn chặn nạn chặt phá rừng, hạn chế sử dụng gỗ tự nhiên, giúp cải thiện khí hậu trái đất
Nhược điểm
Cửa thép vân gỗ ít khi được kết hợp với kính nên thường không sử dụng cho các căn chung cư hay các công trình cần độ lấy sáng cao
Dòng cửa này thường dùng cho cửa chính, cửa ban công, logia, cửa thông phòng, cửa thoát hiểm, cửa sổ. Ít khi dùng làm vách hoặc vách kính
Thời gian sản xuất lâu hơn cửa nhôm kính, mẫu mã không đa dạng như cửa gỗ, thường chỉ có một số mẫu mã và màu sắc cố định
Dòng cửa này không có nhiều giải pháp mở như cửa nhôm kính, thường được mở quay, không mở trượt, mở gập, mở xếp,…
Có nên sử dụng cửa thép vân gỗ không?
Từ những ưu, nhược điểm trên, chắc hẳn bạn đã có cho mình câu trả lời có nên sử dụng cửa thép vân gỗ không?
SaiGonDoor khuyên bạn nên sử dụng cửa thép vân gỗ nếu
Bạn yêu thích vẻ đẹp tự nhiên của màu vân gỗ nhưng không muốn gặp phải những rắc rối do nhược điểm của dòng cửa này mang lại
Có nhu cầu đảm bảo an toàn tối đa cho bản thân, gia đình và tài sản trong nhà
Có nhu cầu đảm bảo sự riêng tư cho bản thân và người thân trong gia đình
Muốn góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế tình trạng phá rừng để lấy gỗ
Cửa thép vân gỗ thường được sử dụng ở vị trí nào trong nhà?
Lắp loại cửa thép vân gỗ này ở những vị trí nào để vừa đảm bảo công năng sử dụng, vừa tôn lên tính thẩm mỹ của ngôi nhà là điều gia chủ nào cũng quan tâm
Nhờ những ưu điểm vượt trội của mình, cửa thép vân gỗ thích hợp lắp tại những vị trí đòi hỏi đảm bảo sự an toàn hay tiếp xúc trực tiếp với mưa nắng. Như:
Cửa mặt tiền (hay còn gọi cửa đại hội, cửa đại, cửa chính, cửa ra vào)
Cửa thông phòng
Cửa ban công
Cửa thép vân gỗ mặt tiền
Cửa thép vân gỗ mặt tiền
Nhìn chung, cửa thép vân gỗ tương tự với cửa chống cháy về mặt chức năng và hoạt động nhưng về cấu tạo, loại cửa này có những ưu điểm nổi bật hơn hẳn về mặt thẩm mỹ, tính ứng dụng cao. Đây cũng là lý do khiến cửa thép vân gỗ ngày càng được ưa chuộng trong các căn hộ chung cư, nhà ở thông thường thay cho cửa gỗ và các loại cửa khác
Nếu bạn quan tâm đến dòng cửa này, bạn hoàn toàn có thể đến trực tiếp Showroom của SaiGonDoor hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ. SaiGonDoor là đơn vị đã có nhiều năm kinh nghiệm cung cấp các sản phẩm cửa thép vân gỗ chất lượng, giá cả hợp lý bậc nhất thị trường hiện nay. Lựa chọn sản phẩm của SaiGonDoor, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng cũng như giá thành của sản phẩm
Quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết qua Hotline: 0818.400.400