CỬA GỖ CÔNG NGHIỆP – CẤU TẠO CHI TIẾT
Cấu tạo cửa gỗ công nghiệp MDF
MDF là chữ viết tắt của Medium Density Fiberboard (Nghĩa là tấm xơ ép mật độ trung bình). Sở dĩ có tên như vậy là vì tấm gỗ dùng để sản xuất cửa gỗ công nghiệp MDF Veneer được làm từ tập hợp gồm các vụn gỗ, nhánh cây… cho vào máy nghiền để tạo thành các sợi gỗ nhỏ Cellulo
Tiếp theo, hỗn hợp này sẽ được xử lý tạp chất rồi cho vào máy trộn cùng với keo, chất kết dính, parafin wax, chất bảo vệ gỗ và bột độn vô cơ để sản xuất tấm gỗ công nghiệp MDF hoàn chỉnh
Phần cánh cửa
Hai mặt cửa đều là lớp gỗ MDF với độ dày 6mm – 8mm. Bề mặt gỗ được xử lý với công nghệ tấm PVC Laminate dưới điều kiện nhiệt độ 200 độ C, đồng thời hút chân không.
Đảm bảo cấu tạo cửa gỗ công nghiệp MDF bằng phẳng, cứng cáp, vững chắc và tinh tế
ưu điểm lớn nhất của loại cửa này chính là cực kỳ bền màu. Dù sử dụng đã lâu năm, cửa gỗ công nghiệp MDF vẫn không bị phai như màu sơn PU khác. Các đường vân gỗ phân bố đều, giống gỗ tự nhiên đến 95%, sang trọng và trang nhã. Lớp xương cửa làm từ gỗ thông sấy giúp chống co ngót, cong vênh, giữ cho cánh cửa luôn chắc chắn. Cấu tạo cửa gỗ công nghiệp MDF cũng rất thuận tiện cho việc bảo dưỡng. Chỉ cần lau chùi thường xuyên là sạch và đẹp như mới
Phần khuôn cửa
Khuôn cửa được phân chia thành nhiều chi tiết một cách khoa học. Nhờ vậy, việc lắp ráp được nhanh chóng và dễ dàng. Bên cạnh đó, cấu tạo cửa gỗ công nghiệp với liên kết thông minh hỗ trợ đóng gói và vận chuyển tiện lợi hơn
Trên khuôn cửa còn lắp thêm các gioăng cao su nhằm tạo sự kín khít. Chỗ tiếp giáp với cánh vừa khớp và êm ái. Từ đó, việc đóng mở cửa nhẹ nhàng và chắc chắn, yên tĩnh mà nhã nhặn hơn
Khuôn cửa thường có kích thước như sau
Độ dày tối đa: 45 mm (trong trường hợp đã lắp gioăng cao su)
Kích thước ở điểm ôm sát cánh cửa: 30 mm
Nẹp chỉ: bản rộng 40mm, độ dày 10 mm
Phụ kiện kim khí
Bản lề cửa thông thường được chế tác từ thép không gỉ (hay inox). Với thiết kế thông minh, tối thiểu hóa khe hở, giúp việc lắp đặt được khít sát hơn. Nhờ đó cửa có liên kết chắc chắn, bền vững, đóng mở lưu loát và linh hoạt
Với cấu tạo cửa gỗ công nghiệp MDF, tay nắm và khóa cũng sử dụng vật liệu inox đến từ các hãng nổi tiếng trên thế giới. Thiết kế tối giản, tinh tế và chất lượng cao có thể chinh phục cả những khách hàng khó tính nhất
Cửa gỗ công nghiệp MDF Veneer
Tấm gỗ MDF sau khi được dán một lớp Veneer lên bề mặt sẽ trở thành một tấm gỗ công nghiệp MDF Veneer hoàn chỉnh. Với bước xử lý này, nếu không quá sành về ngành gỗ, chắc chắn bạn sẽ khó lòng phân biệt được đâu là tấm gỗ tự nhiên phủ Veneer, đâu là tấm gỗ công nghiệp MDF Veneer
Ứng dụng của cửa gỗ công nghiệp MDF Veneer
Ngoài ra, bạn có thể tùy chọn lớp Veneer sở hữu các loại vân gỗ khác nhau tùy sở thích. Do đó có thể nói đây là dòng sản phẩm vô cùng phù hợp với lối nội thất có thiết kế hiện đại
Cửa gỗ công nghiệp MDF Veneer thường được sử dụng để làm hầu hết các loại cửa nội thất. Bạn cũng có thể chọn thêm loại kính gắn vào để làm kiểu cửa gỗ có ô kính, lưu ý là kính cường lực sẽ có mức giá cao hơn kính bình thường
Cửa gỗ công nghiệp MDF Melamine
Cách sản xuất tấm gỗ công nghiệp MDF Melamine
Với thời buổi công nghệ phát triển như hiện nay thì gỗ tự nhiên đã không còn là sự lựa chọn duy nhất cho các vật dụng nội thất nữa. Những loại vật liệu thông minh, tiện dụng, bền bỉ đã được nghiên cứu và ra đời nhằm hỗ trợ cuộc sống cho con người ngày càng trở nên tiện lợi hơn. Một trong số đó phải kể đến cửa gỗ công nghiệp MDF Melamine
Cũng sử dụng gỗ MDF rồi sơn thêm một lớp Melamine giúp trang trí bề mặt tấm gỗ trở nên thẩm mỹ và tinh tế hơn
Cấu trúc Melamine gồm 3 lớp cơ bản
- Lớp màng phủ bên ngoài
- Lớp phim tạo màu kỹ thuật
- Lớp giấy nền
3 lớp vật liệu này được liên kết lại với nhau bằng keo Melamine dưới điều kiện ép ở mức nhiệt độ và áp suất cao
Cấu tạo cửa gỗ công nghiệp MDF Melamine
Cửa gỗ MDF Melamine được cấu tạo gồm 2 thành phần chính
Lớp code lõi bên trong là tấm gỗ MDF (thường sử dụng gỗ MDF lõi xanh chống ẩm).
Bề mặt được dán 1 lớp Melamine với độ dày khoảng 0.2 mm – 0.3 mm
Ưu điểm cửa gỗ công nghiệp MDF Melamine
Nhờ lớp Melamine mà cửa gỗ công nghiệp MDF có màu sắc tùy chọn phong phú đa dạng hơn hẳn so với các loại cửa gỗ tự nhiên. Không chỉ vậy, màu sắc hoa văn vân gỗ trên cửa cũng đồng đều và đẹp hơn hẳn
Chất liệu gỗ công nghiệp đã qua xử lý trong quá trình sản xuất nên có thể phòng chống
Phai màu
Biến màu
Nứt nẻ hay thấm nước
Ngoài ra, dù cũng là gỗ công nghiệp và sở hữu nhiều đặc tính tương tự nhau, nhưng giá thành của gỗ MDF phủ Melamine thường rẻ hơn so với Acrylic và Laminate
Nhược điểm của cửa gỗ công nghiệp MDF Melamine
Ngoài những ưu điểm vượt trội thì loại gỗ MDF Melamine này cũng tồn tại khá nhiều mặt hạn chế, điển hình như khi thi công chạm trổ những bề mặt cong lượn hay chi tiết nhiều thì sẽ khó khăn hơn hẳn so với gỗ tự nhiên
Bởi vì phải dán lớp Melamine trực tiếp lên tấm gỗ MDF thì mới có tấm gỗ công nghiệp MDF Melamine hoàn chỉnh được. Ngoài ra, sản phẩm cũng dễ bị xước và không chịu được sự mài mòn
Cửa gỗ công nghiệp MDF Laminate
Cấu tạo gỗ công nghiệp MDF Laminate
Tương tự như cửa gỗ MDF Melamine, cửa gỗ MDF Laminate cũng được cấu tạo gồm 2 thành phần chính
Lớp code lõi bên trong là tấm gỗ MDF (thường sử dụng gỗ MDF lõi xanh chống ẩm)
Bề mặt được dán 1 lớp Laminate chống trầy xước dày khoảng 0.5 mm
Đặc điểm của cửa gỗ công nghiệp MDF Laminate
Tuy cũng sở hữu màu sắc đa dạng phong phú, nhưng khác với phân khúc gỗ công nghiệp giá rẻ hay gỗ tự nhiên, gỗ MDF Laminate có lớp phủ đồng đều và tinh tế hơn hẳn nên được mọi đối tượng khách hàng ở các phân khúc khác nhau vô cùng ưa thích
Cửa gỗ công nghiệp MDF Laminate có khả năng chịu lực cao, chống trầy xước, chống ẩm, chịu lửa, không sợ bị mối mọt tấn công… nên sở hữu độ bền vô cùng đáng nể
Ứng dụng của cửa gỗ công nghiệp MDF Laminate
Ngoài cửa gỗ công nghiệp, gỗ MDF Laminate còn được ứng dụng để làm các loại vật dụng nội thất khác như:
- Bàn ghế
- Giường tủ
- Sàn nhà
- Cầu thang
- Trần thả
- Vách ốp
- Sở dĩ được ứng dụng đa dạng như vậy là vì gỗ MDF Laminate có thể dễ dàng được uốn cong để tạo dáng theo yêu cầu mà không lo về gia công hay ảnh hưởng đến chất lượng của gỗ
Cửa gỗ công nghiệp HDF
Cửa công nghiệp HDF nhìn chung đều sở hữu bề mặt đẹp mắt với lớp sơn PU bóng loáng. Thích hợp ứng dụng cho các công trình như nhà ở, văn phòng, công ty,… Kích thước tối đa của sản phẩm này thường là 2150x1150x42 mm
Cấu tạo cửa gỗ công nghiệp HDF gồm 3 lớp:
– Lớp trong cùng được làm bằng lõi gỗ tràm/thông
– Lớp thứ 2 là HDF bao quanh lớp trong để tạo khung xương cho cánh cửa vững chắc
– Lớp thứ 3 được trang trí thêm các hoa văn. Những hoa văn này được lập trình trên máy phay kỹ thuật số. Và được thay đổi theo nhu cầu khách hàng (đặt số lượng lớn). Sau đó phủ lớp PVC bên ngoài để giúp cửa dễ lau chùi, chống nước, cách âm, cách nhiệt và tăng khả năng chống va đập
Cấu tạo cửa gỗ công nghiệp HDF có khung là xương gỗ tự nhiên, kết hợp cùng gỗ ghép Finger công nghệ cao. Kế tiếp là lớp nối nằm giữa lớp thứ nhất và lớp 2 bao gồm giấy tổ ong hoặc bông thủy tinh. Sử dụng công nghệ ép để keo chuyên dụng liên kết chúng lại
Bên dưới cùng là lớp lót nền cứng với độ dày 5 mm, bề mặt phẳng mịn
Bề mặt cánh được sơn phủ lớp sơn PU
Kèm theo các phụ kiện như 3 bộ bản lề và 1 bộ khóa cửa
Cửa gỗ công nghiệp HDF Veneer
Về cơ bản cửa gỗ công nghiệp HDF Veneer giống với cửa gỗ công nghiệp HDF nhưng khác nhau ở lớp vân gỗ bề mặt khi cửa HDF Veneer được phủ nên một lớp Veneer của các danh mộc như: Ash, Oak, Walnut,… sau đó sơn phủ lớp sơn PU
Gỗ sau khi được xử lý hóa chất chống mối mọt xâm hại và co ngót thì sẽ được sử dụng để làm khung xương cho cửa, còn lớp lõi là gỗ công nghiệp HDF Veneer. Khoảng trống ở giữa 2 lớp sẽ được gia cố bằng gỗ cứng hoặc giấy Honey – Comb để làm tăng tính vững chắc cho cửa
Tấm HDF sẽ được sử dụng để làm lớp bề mặt cho cửa gỗ HDF Veneer bằng cách ép trong môi trường áp lực cao. Tiếp đó, người ta sẽ phủ lên bề mặt cửa lớp vân gỗ tự nhiên để tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm
Cuối cùng, người ta sẽ sơn một lớp sơn PU để gia tăng độ bền đẹp cho cánh cửa
Khung cửa là thành phần vô cùng quan trọng để hoàn thiện một bộ cửa gỗ công nghiệp HDF Veneer hoàn chỉnh. Nó có vai trò làm giá đỡ, giúp cánh cửa luôn trụ vững trong suốt quá trình hoạt động đóng mở
Do đó, khung cửa làm bằng gỗ tự nhiên phải được tuyển chọn kỹ lưỡng và cần đáp ứng được các yếu tố cơ bản sau
Chất gỗ dùng làm khung cửa phải có độ cứng chắc
Đã được xử lý hóa chất chống mối mọt.
Không bị co ngót để đảm bảo tính đồng nhất chất lượng so với phần gỗ làm cánh cửa.
Màu sắc cửa gỗ công nghiệp HDF Veneer
Điểm khác biệt lớn nhất giữa cửa gỗ tự nhiên và cửa gỗ HDF Veneer chính là màu sắc. Vì gỗ tự nhiên chỉ có thể sử dụng màu sắc vốn có của gỗ nên khách hàng sẽ không có nhiều sự lựa chọn. Trong khi đó, cửa gỗ công nghiệp HDF Veneer có thể được xử lý và gia công tùy theo yêu cầu cụ thể của mỗi khách hàng, giúp mang đến sự mới mẻ cho không gian nội thất của bạn
Ngoài ra, với những loại công trình đòi hỏi số lượng lớn cửa như nhà ở tập thể, chung cư, văn phòng, trường học, bệnh viện… nhưng không muốn tốn quá nhiều kinh phí thì cửa gỗ công nghiệp HDF Veneer sẽ là một sự lựa chọn không thể phù hợp hơn
Liên hệ ngay với SaiGonDoor chúng tôi qua số Hotline: 0818.400.400 để nhận được tư vấn về các mẫu cửa gỗ công nghiệp hiện có trên thị trường